Tin mới

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2022

Đau răng khôn nguyên nhân và cách xử lý

 Đau răng khôn nguyên nhân và cách xử lý là vấn đề được quan tâm rất nhiều. Vì răng khôn là những chiếc răng mọc sau cùng trên cung hàm, luôn gây phiền toái và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Việc xử lý răng khôn càng sớm càng tốt là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân. 

Đau răng khôn nguyên nhân và cách xử lý-1
Đau nhức khi mọc răng khôn*

Đau răng khôn nguyên nhân do đâu?

Khi xuất hiện, cơn đau răng khôn có thể đi cùng một số dấu hiệu như:

- Vị trí đau ở trong cùng khoang miệng, phía sau răng hàm

- Nhìn thấy răng khôn bắt đầu nhú khỏi nướu

- Khu vực mọc răng khôn có thể sưng đỏ.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp răng khôn không có biểu hiện hay triệu chứng gì đi kèm. Đau răng khôn cũng có thể xuất hiện đột ngột hoặc phát triển từ từ theo thời gian. Tình trạng này được xác định là do:

- Răng khôn mọc ở độ tuổi trưởng thành từ 17 - 25 tuổi, lúc này răng và xương hàm đã phát triển ổn định nên răng khôn không còn đủ chỗ để mọc bình thường. Chúng có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm, mọc chen chúc nên sẽ làm chèn ép cung hàm gây đau nhức khó chịu.

- Răng khôn mắc kẹt ngay nướu sẽ làm cơ quan này dễ chịu thương tổn hơn. Lúc này, thực phẩm còn sót lại trong khoang miệng hoặc vi sinh vật gây bệnh quanh răng khôn sẽ dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng như viêm nướu, nhiễm trùng cấp, áp xe, u nang. Những bệnh lý này đều gây ra những cơn đau răng khôn nghiêm trọng, kéo dài trong nhiều ngày. 

Đau răng khôn nguyên nhân và cách xử lý-2
Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức*

Cách giảm đau răng khôn hiệu quả

Đau răng khôn nguyên nhân và cách xử lý là điều bạn cần phải nắm rõ, sau khi xác định được nguyên nhân, để làm giảm cơn đau, bạn có thể áp dụng một số cách sau:

Sử dụng gel

Các nhà nghiên cứu đã điều chế ra một loại gel nha khoa có tác dụng gây tê, từ đó làm giảm bớt cảm giác đau buốt răng hoặc nướu. Thành phần chính trong sản phẩm này là hoạt chất benzocaine. Hầu hết các sản phẩm gel gây tê răng đều có thể được bôi trực tiếp vào vùng nướu bị ảnh hưởng. Bạn nên theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm. Ngoài ra, không nên dùng gel gây tê răng cho những người dị ứng với benzocaine.

Uống thuốc giảm đau 

Nếu cơn đau răng khôn khiến bạn vô cùng khó chịu, hãy uống thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như paracetamol hay ibuprofen. Các loại thuốc giảm đau này cũng có khả năng thuyên giảm tình trạng viêm nướu liên quan đến sự phát triển của răng khôn.

 Nên lưu ý tác dụng của paracetamol nói riêng và những loại thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) khác nói chung chỉ mang tính tạm thời. Bạn vẫn cần đến gặp nha sĩ để điều trị vấn đề đau răng khôn.

Chườm lạnh

Nhiệt độ thấp từ nước đá giúp gây tê, giảm đau nhanh chóng. Do đó, bạn có thể áp túi chườm đá lên khu vực bị đau răng, hoặc bạn cũng có thể dùng khăn sạch bọc đá viên và giữ trong hàm, ngay vị trí răng khôn mọc để giảm đau. 

Đau răng khôn nguyên nhân và cách xử lý-3
Nên nhổ bỏ răng khôn mọc lệch*

Súc miệng bằng nước muối

Nước muối có đặc tính khử trùng tự nhiên. Một nghiên cứu vào năm 2010 cho thấy súc miệng bằng nước muối có thể hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn trú ngụ trong khoang miệng.

Đôi khi sự tích tụ của vi khuẩn trong phần nướu bị nứt xung quanh răng khôn có thể là nguyên nhân gây đau. Vì vậy, thường xuyên súc miệng bằng nước muối có thể giúp bạn khử trùng khu vực này, từ đó dễ dàng giải quyết vấn đề nhiễm trùng và giảm bớt sự khó chịu.

Bên cạnh những cách giảm đau răng khôn ở trên, bạn cần phải đến nha khoa để được khám và tiến hành xử lý răng khôn. Vì răng khôn không có chức năng nào trên cung hàm nên nếu chúng gây đau nhức, bạn có thể được chỉ định nhổ bỏ chúng để bảo vệ sức khỏe. Bạn có thể tham khảo thêm đau răng khôn nguyên nhân và cách xử lý qua tư vấn của bác sĩ tại nha khoa uy tín. 

  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Đau răng khôn nguyên nhân và cách xử lý 9 out of 10 based on 10 ratings. 9 user reviews.
Scroll to Top