Tin mới

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2021

Niềng răng thưa cho trường hợp nào

Hiện nay, niềng răng là một trong những phương pháp phục hình thẩm mỹ răng phổ biến nhất. Niềng răng được xem là phương pháp mang lại tác dụng về nhiều mặt, có thể can thiệp nhiều dạng khuyết điểm về răng miệng, như hô, vẩu, khớp cắn sâu,… Điều này dẫn đến mối quan tâm tới việc niềng răng từ người mắc phải khuyết điểm thưa răng. Vậy răng thưa có niềng được không? trồng răng implant xong niềng răng thưa được thực hiện như thế nào?

Niềng răng thưa cho trường hợp nào-1
Niềng răng thưa*

Niềng răng thưa cho trường hợp nào?

Trong các khiếm khuyết của răng thì răng thưa là dễ dàng nhận biết nhất. Có những trường hợp mà tình trạng và mức độ răng thưa có thể biết được ngay chỉ bằng thị giác. Nhưng cũng có trường trường hợp răng thưa lại kết hợp với cả những khiếm khuyết khác khiến chúng ta bối rối việc xác định thế nào là răng thưa.


 Chính vì vậy, bạn nên thực hiện niềng răng thưa để cải thiện khi gặp phải các trường hợp sau đây:


– Các răng vẫn nằm trên cung hàm và có phương chiều tương đồng nhau nhưng các cạnh răng không liền kề, sát cạnh nhau.


– Giữa các cạnh răng có khoảng trống gọi là khe răng thưa


– Các cạnh răng không chạm nhau và phương chiều răng bị vênh nhau, không đồng nhất tạo nên khiếm khuyết răng thưa, khấp khểnh hoặc hô vẩu hỗn hợp.

Niềng răng thưa cho trường hợp nào-2
Quy trình niềng răng thưa*

Quy trình thực hiện niềng răng thưa

Bước 1: Bác sĩ tiến hành kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng của khách hàng sau đó đưa ra giải pháp niềng răng thưa tốt nhất để khắc phục tình trạng hiện tại.


Bước 2: Chụp phim để bác sĩ có thể nhận diện được cấu trúc xương hàm, xương răng, chân răng và đưa ra những chỉ định chính xác cho tình trạng của khách hàng. Tùy vào từng trường hợp bác sĩ có thể chỉ định bạn có nên nhổ răng hay không.


Bước 3: Tiến hành lấy dấu răng để thiết kế bộ mắc cài chuẩn xác đồng thời lên phác đồ điều trị phù hợp cho hiệu quả cao khi điều trị.


Bước 4: Bác sĩ tiến hành vệ sinh sạch sẽ khoang miệng sau đó tiến hành gắn mắc cài lên từng chiếc răng. Điều chỉnh lực kéo vừa đủ để níu dần răng về đúng vị trí theo phác đồ điều trị đã quy định sẵn.


Bước 5: Trong quá trình thực hiện niềng răng thưa các bạn phải thường xuyên đến điều chỉnh lại mắc cài cho phù hợp với tình trạng răng. Thông thường từ 2 – 4 tuần đi kiểm tra lại.


Bước 6: Trong quá trình thăm khám định kỳ nếu bác sĩ thấy tình trạng hàm răng của bạn đã về đúng vị trí theo quy định tiến hành tháo mắc cài cho bạn.


Niềng răng thưa với đầy đủ các ưu điểm, vừa giúp răng đều dặn hơn, vừa giúp quá trình điều trị diễn ra dễ chịu và thoải mái nhất. Sau niềng răng thưa, bạn có được hàm răng đều đặn và sát khít.

  • Blogger Comments
  • Facebook Comments
Item Reviewed: Niềng răng thưa cho trường hợp nào 9 out of 10 based on 10 ratings. 9 user reviews.
Scroll to Top