Sưng chân răng làm sao hết? Sưng chân răng là dấu hiệu của bệnh lý răng miệng, gây đau nhức khiến bạn vô cùng khó chịu trong ăn uống và sinh hoạt hằng ngày. Vậy nguyên nhân và cách điều trị sưng chân răng như thế nào? Chuyên gia nha khoa sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Tình trạng chân răng bị sưng* |
Nguyên nhân bị sưng chân răng
Theo các chuyên gia nha khoa thì nguyên nhân gây sưng chân răng là do các mảng bám cao răng răng, đây là dấu hiệu của bệnh lý viêm chân răng răng, viêm nướu. Cụ thể là trong quá trình ăn uống, thức ăn còn sót lại trên răng không được làm sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công, dần dần sẽ hình thành cao răng, cao răng làm kích ứng nướu và sưng nướu.
Một số trường hợp, bệnh nhân bị sâu răng nặng thì chân răng cũng sẽ bị sưng. Hoặc răng gặp phải một số chấn thương như nứt, vỡ, mẻ.
Thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn nhiều đồ ăn ngọt, thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, uống nước ngọt có gas đều là nguyên nhân gây ra các bệnh lý răng miệng nguy hiểm.
Điều trị sưng chân răng tại nha khoa uy tín* |
Bị sưng chân răng làm sao hết? Thông tin từ nha khoa
Nhiều người khi bị sưng chân răng tự điều trị tại nhà, nhưng những cách làm này chỉ mang lại hiệu quả tạm thời, không thể điều trị dứt điểm tình trạng sưng chân răng được. Cách tốt nhất là bạn nên đến trực tiếp tại các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị. Vậy sưng chân răng làm sao hết?
- Nếu là sưng chân răng do cao răng thì bác sĩ sẽ tiến hành lấy hết cao răng, phương pháp này giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn tấn công trong khoang miệng gây viêm nướu, viêm chân răng. Sau khi cao răng đã được loại bỏ thì nướu sẽ trở lại bình thường.
- Trường hợp do bệnh lý sâu răng thì cần phải loại bỏ hết các mô răng bị sâu, tùy vào mức độ răng tổn thương mà bác sĩ sẽ tư vấn trám răng hay nên bọc răng sứ.
- Còn nếu sưng chân răng do răng bị vỡ mẻ, nứt thì cần phải kiểm tra xem mức độ tổn thương. Nếu vỡ mẻ ở mức độ nhẹ thì có thể trám răng, nếu nặng thì cần phải bọc răng sứ.
Sau khi điều trị tại nha khoa, bạn cần phải xây dựng cho mình chế độ ăn uống lành mạnh và vệ sinh răng miệng đúng cách. Nên ăn nhiều rau quả chứa vitamin C hoặc uống các loại nước sinh tố hoa quả, không ăn nhiều đồ ngọt, nước uống có ga. Đánh răng 2 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm, không chải răng quá mạnh. Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để loại bỏ hết những mảng thức ăn còn sót lại, ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn. Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần.
Muốn biết cụ thể sưng chân răng làm sao hết trong trường hợp của bạn, hãy đến tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị. Bạn không nên xem thường các bệnh lý về nướu, nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến răng lung lay, thậm chí là gãy rụng.
TG: VT